Sale 1
Sale 2
Sale 3

Đại lý độc quyền

NIVELCO_30.jpg
150_HAWK_logo_2.jpg
3.jpg
DWYER.jpg
Fluidwell_Logo.jpg
4.jpg
omega.jpg
SIKA1_1.jpg

Khách hàng tiêu biểu

Anh em nhà Albrecht, những tỷ phú chuyên bán hàng giá rẻ

Thứ sáu, 26/12/2008, 18:03 GMT+7

Ông Karl Albrecht.

Sau Chiến tranh Thế giới 2, hai anh em Karl Albrecht và Theo Albrecht đã phát triển cửa hàng rau quả của mẹ trở thành “người khổng lồ” trong lĩnh vực siêu thị giá rẻ với tên gọi Aldi. Hiện nay, Aldi có hơn 8.000 cửa hàng, doanh số bán hàng hàng năm đạt 67 tỷ USD.


Trên thị trường thế giới, Aldi Nord có mạng lưới hoạt động tại Đan Mạch, Pháp, Benelux, bán đảo Iberian và Ban Lan, trong khi Aldi Sud hoạt động tại Ireland, Anh quốc, Hungary, Áo và Slovenia, Mỹ và Úc. Theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu thị trường Đức (Forsa), thực hiện năm 2007, 95% công nhân, 88% nhân viên tại các văn phòng, 84% công chức nhà nước và 80% người làm việc tự do mua sắm tại Aldi.

Cuộc sống gian khó trong chiến tranh

Mặc dù đã về hưu, nhưng họ vẫn là 2 người giàu nhất nước Đức, với số tiền kiếm được hàng năm khoảng 1,5 tỷ Euro. Karl sở hữu Aldi Nord có 35 công ty với 2.500 cửa hàng ở miền Bắc và Đông nước Đức. Theo sở hữu và 31 công ty thuộc Aldi Sud, với 1.600 cửa hàng ở miền Nam và Tây nước Đức.

Đã gần đến tuổi cửu thập, mặc dù không tham gia điều hành Aldi nữa, nhưng Karl Albrech vẫn minh mẫn và nhớ rõ những ngày đầu tiên xây dựng sự nghiệp của mình.

Anh em nhà Albrecht lớn lên trong hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố là thợ mỏ bị thất nghiệp và phải chuyển sang làm phụ việc cho cửa hàng cắt tóc. Mẹ của Karl và Theo mở một cửa hàng rau nhỏ tại Schonnebeck, trong khu công nhân nghèo.

Lớn lên, Karl làm việc cho một cửa hàng ăn, trong khi Theo phụ giúp mẹ bán hàng. Chẳng bao lâu sau, hai anh em đảm đương được toàn bộ công việc của mẹ. Công việc và chuyện học hành của hai anh em bị gián đoạn do Chiến tranh thế giới thứ hai. Theo phải tới châu Phi, còn Karl đi lính chiến đấu ở mặt trận phía Đông. Sau khi giải ngũ, Karl trở về và cùng em trai quản lý cửa hàng của mẹ. Năm 1946, anh em nhà Albrecht mở thêm một vài cửa hàng bán lẻ trong khu vực lân cận.

Sau chiến tranh, cải cách tiền tệ năm 1948 hầu như xóa sạch “thị trường đen” và cho phép các cửa hàng được bán nhiều loại thực phẩm. Hai anh em nhà Albrecht đã quyết định đi nước cờ đầu tiên nhằm tạo chỗ đứng trên thị trường. Họ mở cửa hàng siêu thị tạp hóa riêng, nhưng theo ý tưởng bán những loại hàng hóa thiết yếu với việc giảm thiểu tối đa các dịch vụ để hàng hoá được bán ra với giá thấp cho người tiêu dùng. Siêu thị đầu tiên của họ được mở ở Dortmund năm 1962 và gọi là ALDI, viết tắt của “Alrecht Discount”.

Bí quyết thành công của hệ thống ALDI là ở chỗ họ chỉ mua về và tiêu thụ các loại sản phẩm nếu biết chắc chắn đó là loại rẻ nhất trên thị trường.

Đến năm 1950, anh em nhà Albrecht đã có trong tay 13 cửa hàng. Vào thời điểm đó, ý tưởng kinh doanh của hai thanh niên chưa đến 30 tuổi này được xem là khác thường, họ chỉ “ăn lãi” tối đa 3% trên mỗi mặt hàng. Karl và Theo cũng mạnh dạn rút tất cả những hàng hóa không bán được ra khỏi giá hàng, và cắt giảm chi phí tối đa, không bán mặt hàng tươi sống, không quảng cáo, giữ quy mô cửa hàng ở mức bé nhất có thể.

Chỉ 5 năm sau, hai anh em tỷ phú này đã phát triển được 100 cửa hàng và cho tới năm 1960 con số này vượt qua 300 cửa hàng, với doanh số bán hàng hàng năm đạt khoảng 90 triệu DM, và cũng trong năm này, hai anh em quyết định chia công ty sau một cuộc tranh cãi về việc có nên bán thuốc lá hay không.

Năm 1962, Karl và Theo mới giới thiệu thương hiệu Aldi, là tên viết tắt của Albrecht-Discount. Hai anh em nhà Albrecht đã phân chia quyền sở hữu và quản lý chuỗi cửa hàng này về hai khu vực phía nam và phía bắc nước Đức với hai công ty lớn là Aldi Nord và Aldi Sud. Kể từ năm 1966, Aldi Nord của Karl và Aldi Sud của Theo hoạt động hoàn toàn riêng rẽ về cả mặt tài chính và pháp lý mặc dù họ vẫn có mối quan hệ tốt với nhau.

Chưa đầy một thập niên sau, cả hai công ty “họ” Aldi này đều mở rộng mạng lưới hoạt động ra khắp thế giới với số lượng cửa hàng tăng “như tên lửa”, đặc biệt sau cuộc Tái thiết nước Đức.

Vào năm 1997 hai anh em nhà Albrecht đã nắm quyền điều hành 3.000 cửa hàng trên khắp nước Đức. Hiện nay Aldi Nord có 35 chi nhánh độc lập với xấp xỉ 2.500 cửa hàng. Aldi Sud có 31 công ty với 1.600 cửa hàng. Khu vực Đông Đức cũ là “lãnh địa” của Aldi Nord. Trong khi Aldi Nord nổi tiếng từ lâu với những chi nhánh ở Bỉ và Hàn Lan, Aldi Sud cố gắng gìn giữ hình ảnh trong khu vực phía nam của mình.

Những nguyên tắc đặc biệt

Nhiều quy tắc của Aldi đã rất quen thuộc với người tiêu dùng Đức nhưng lại là đặc biệt đối với các nước khác như Mỹ. Đó là hệ thống cổng kim loại và cửa quay buộc khách hàng phải ra ngoài qua cửa kiểm soát, khách mua hàng phải trả tiền cho túi đựng hàng, và đến nay Aldi chỉ chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt.

Trong khi đó, từ năm 2004, các cửa hàng ở Đức đã chấp nhận thanh toán bằng thẻ ghi nợ Maestro. Thẻ ghi nợ cũng được chấp nhận thanh toán tại Mỹ, Anh, Áo, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan, Thụy Sỹ, Irelan, Úc và Slovenia.

Đại đa số các cửa hàng Aldi không chấp nhận thẻ tín dụng, mặc dù Aldi tại Úc chấp nhận thẻ Master Card và Visa với một mức phí tính thêm là 1%.

Aldi chuyên doanh những mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, đồ uống, đồ vệ sinh và những đồ dùng gia đình rẻ tiền khác. Nhiều sản phẩm của hệ thống siêu thị này có dán nhãn độc quyền, thông thường, không có hơn 2 nhãn hàng khác nhau cho cùng 1 loại sản phẩm. Điều này làm tăng doanh số bán từng loại hàng và cho phép các cửa hàng của Aldi nhỏ hơn những siêu thị khác. Hiện nay, Aldi là nhà bán lẻ rượu lớn nhất nước Đức.

Tại Đức, chuỗi siêu thị này tuân thủ một chiến lược rất đặc biệt là không quảng cáo, ngoại trừ những lá thư ngỏ với thông tin cho biết, tất cả chi phí tiết kiệm được do không quảng cáo và không đầu tư mở rộng cửa hàng đều được chuyển vào giá thành, làm giá hàng hóa tại Aldi rẻ hơn hầu hết các siêu thị khác.

Tuy nhiên, người tiêu dùng Đức không giống người tiêu dùng Mỹ về văn hóa mua sắm, do đó Aldi áp dụng cách quảng cáo trên các tuần báo “lá cải” và các chương trình TV giải trí của Mỹ. Tại Anh, các quảng cáo của Aldi cũng xuất hiện trên chương trình TV từ giữa năm 2005.

Ngoài ra, các siêu thị Aldi có ít người phục vụ, tiết kiệm chi phí trang trí, quảng bá cầu kỳ và tận dụng tối đa các giá bày hàng, nhiều hàng hóa thậm chí được bày trực tiếp ngay bệ gỗ dưới sàn. Chính việc tiết kiệm này đã khiến cho khách hàng Aldi được hưởng giá rẻ hơn các hệ thống siêu thị khác.

Những năm gần đây Aldi mở rộng mặt hàng tiêu thụ như hàng dệt may, máy tính,... Hiện Aldi đang là nhà cung cấp máy tính số một với khoảng 60% thị phần ở Đức. Aldi còn thành công ở cả nước ngoài và hiện có hệ thống cửa hàng ở nhiều nước châu Âu và Mỹ.

Kể từ năm 2006, Aldi đã có hơn 5.000 siêu thị giá rẻ, với mạng lưới hoạt động tại 16 quốc gia.

Những cửa hàng của Aldi ở Đức có kích thước tương tự các siêu thị của các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, ở những nước khác như Anh, Pháp, Mỹ, những cửa hàng của Aldi nhỏ hơn nhiều so với các siêu thị ở đây, đặc biệt, diện tích của Aldi chỉ bằng chưa đến phần tư các đại siêu thị ở những nước lớn này. Không chỉ nhỏ về diện tích, mà những cửa hàng này là những tòa nhà thấp, lợp bằng mái tôn.

Một số cửa hàng của Aldi có giờ mở cửa hạn chế, có cửa hàng chỉ mở cửa đến 18:30 hàng ngày và 16 giờ vào cuối tuần. Hầu hết các cửa hàng ở Đức, đặc biệt những cửa hàng gần trung tâm, được mở cửa đến 20 giờ, 6 ngày/tuần. Những cửa hàng của Aldi ở Mỹ thường mở cửa trong khoảng 9 đến 10 giờ sáng và đóng cửa lúc 8 giờ tối.

Hệ thống kiểm tra hàng của Aldi cũng đạt tiêu chuẩn cao với máy quét mã vạch 2 lần. Một nhân viên phải quét được 1050 món hàng/giờ. Tuy nhiên, các đối thủ cạnh tranh cho rằng, các cửa hàng của Aldi chậm chạp trong việc áp dụng các máy quét mã vạch này và nhiều cửa hàng mới đưa vào sử dụng năm 2004. Cửa hàng Aldi cũng không cung cấp túi đựng hàng miễn phí. Thay vào đó, khách hàng có thể mua rất nhiều loại túi nhựa hoặc túi có thể tái chế khác nhau để vận chuyển hàng hóa.

Đầu năm 2002, Karl rời khỏi vị trí đứng đầu Aldi Nord. Năm 2004, tạp chí Forbes bình chọn Karl là người giàu nhất nước Đức với giá trị tài sản là 23 tỷ USD. Cũng trong năm đó, Theo xếp thứ 14 trong bảng xếp hạng người giàu nhất thế giới với giá trị tài sản 18 tỷ USD.

Tới thời điểm tháng 5 năm 2008, Karl Albrecht có trong tay 27 tỷ USD (gần 18 tỷ Euro), còn Theo cũng có tài sản 23,5 tỷ USD. Hai anh em đứng thứ 10 và 16 trong số những người giàu nhất thế giới.

Tính tới tháng 10 năm 2008, khi các tỷ phú khác gặp nhiều khó khăn do thua lỗ nặng từ thị trường chứng khoán, khối lượng tài sản của anh em tỷ phú này vẫn tăng lên.

Ít người biết đến cuộc sống riêng tư của Karl Albrecht vì ông ít có các hoạt động với công chúng. Tạp chí Forbes cho biết ông đã có gia đình và hai con. Ông rất thích chơi golf và đã xây cả sân golf cho riêng mình năm 1976.

Hai anh em Karl và Theo đã tuổi cao sức yếu. Karl đã nghỉ hưu và giao lại quyền quản lý cho một người không phải là ruột thịt, bởi các con ông không làm việc tại ALDI, trong khi Theo vẫn là Chủ tịch hãng ALDI-Nord và đang tìm người kế nhiệm để được hưởng thụ tuổi già.


Người viết : CAOVIETCUONG.COM (TBKT)